Nguyên nhân Báo_hoa_mai_tấn_công

Trong số năm loài mèo lớn, báo hoa mai ít có khả năng trở thành những kẻ ăn thịt người, nhưng loài báo hoa mai được coi là loài động vật ăn thịt chuyên săn các loài linh trưởng không phải con người, thường là các loài khỉ cỡ nhỏ nhưng đôi khi chúng cũng săn các loài khỉ lớn như khỉ đột đất thấp miền Đông hay khỉ đột phía tây. Ở một số nơi, báo hoa mai là kẻ thù nguy hiểm nhất của loài khỉ đột, các loài linh trưởng có thể chiếm 80% chế độ ăn của báo vì vậy một đứa trẻ có vóc dáng nhỏ trong mắt loài báo có hình dáng không khác gì một con khỉ khờ khạo, vốn là con mồi ưa thích của chúng. Chúng còn được biết như là những kẻ thèm thịt chó và sẵn sàng liều lĩnh xông vào nhà dân để giết chó nuôi, thậm chí săn cả chó, nên những người nuôi chó trong những vùng có báo hoa mai thường giữ chó trong các cũi để đảm bảo an toàn cho chúng[4] Một con báo bị thương có thể trở thành một động vật ăn thịt chủ yếu là vật nuôi nếu chúng không thể giết những con mồi hoang dã bình thường vì động vật thuần hóa thường thiếu sự phòng vệ tự nhiên và không biết cảnh giác.

Báo hoa mai là một trong những loài thú dữ dằn và nguy hiểm, chúng là những kẻ săn mồi cơ hội

Trong khi báo hoa mai nói chung tránh con người, chúng chịu đựng sự gần gũi với con người tốt hơn so với sư tử và hổ, và thường đi vào cuộc xung đột với con người khi tập kích những người chăn nuôi. Ở Ấn Độ, do môi trường sống thu hẹp, báo hoa mai thường xuyên đi lạc vào những khu dân cư và tấn công người, sự gia tăng dân số dẫn tới tình trạng lấn chiếm rừng có thể là một trong những lý do khiến người dân thường xuyên phải chạm mắt với báo rừng[5], môi trường sống bị xâm hại khiến báo và hổ thường xuyên tấn công người tại Ấn Độ[6]. Đa số báo hoa mai tại Nepal sống trên những cao nguyên cận xích đạo ở phía nam vùng Terai, trong các khu rừng trên núi. Đụng độ giữa người và báo xảy ra thường xuyên vì một bộ phận người dân Nepal khai thác lâm sản trong rừng để kiếm sống[3].

Các cuộc tấn công ở Ấn Độ có thể đạt đỉnh điểm vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, trùng với thời điểm đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, mà mới đây nhất là thảm kịch báo giết hại người ở Bombay, nguyên nhân là do thiếu không gian, tại đô thị kinh doanh sầm uất Bombay, khoảng 12.000 dân nghèo đói ở Bombay sống trong các khu nhà lụp xụp trong công viên động vật hoang dã ở phía bắc thành phố Sanjay Gandhi rộng 283 ha và biến thành con mồi của loài báo[7]. Các cuộc tấn công ở Ấn Độ vẫn còn tương đối phổ biến, và ở một số vùng của các quốc gia địa phương báo hoa mai giết nhiều người hơn tất cả các loài thú ăn thịt lớn khác cộng lại. Báo hoa mai ở Rudraprayag được cho là giết chết hơn 125 người và con báo ở Panar được cho là đã giết 400 người sau khi bị thương bởi những kẻ săn trộm và vì thế không còn khả năng săn các con mồi bình thường. Cả hai con này cuối cùng đã bị giết chết bởi nhà săn thú khổng lồ và tác giả nổi tiếng Jim Corbett.

Xung đột giữa con người và báo có xu hướng tăng trong thời gian hạn hán hoặc khi con mồi tự nhiên của báo trở nên khan hiếm. Môi trường sống báo cáo bị thu hẹp và sự gia tăng dân số của con người cũng làm gia tăng xung đột. Ở Uganda, các cuộc tấn công trả đũa của con người tăng lên khi dân làng đói ăn và bắt đầu chiếm đoạt những con mồi của con báo trước (một chiến lược trộm cắp thức ăn gọi là kleptoparasitism). Thiệt hại kinh tế do mất vật nuôi cho động vật ăn thịt đã khiến dân làng ở Vườn Quốc gia Jigme Singye Wangchuck của Bhutan mất hơn 2/3 thu nhập tiền mặt hàng năm vào năm 2000, với 53% số thiệt hại, do đó một số nơi, con người cũng thù ghét loài báo và có những cuộc tấn công, săn lùng trả đũa vào loài báo, mang lại kết cục bi thảm cho những con báo.

Việc thường xuyên chăn thả gia súc có thể khiến báo mất đi nỗi sợ hãi đối với con người, và những vết thương nặng do súng đạn có thể khiến một số con báo trở thành kẻ ăn thịt người. Việc di dời quần thể báo ra khỏi môi trường sống của con người (bắt giữ, vận chuyển và thả vào chỗ khác) thường không hiệu quả, những con báo được di dời đã ngay lập tức trở lại. Một con báo được di dời ở tỉnh Cape đã di chuyển gần 500 kilômét (310 mi) để trở về lãnh thổ cũ của mình. Chi phí vận chuyển đắt đỏ, tỷ lệ tử vong cao (lên tới 70%), và có thể làm cho báo trở nên hung dữ hơn đối với con người. Hiện nay, các con báo hoa mai đã được pháp luật bảo vệ ở cao nhất tại Ấn Độ căn cứ vào Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang dã năm 1972, chỉ những cá thể ăn thịt người mới được cho phép săn lùng và giết và chỉ khi chúng được coi là có khả năng tiếp tục săn mồi với nạn nhân là con người.

Trong cuốn "Những kẻ ăn thịt người ở Kumaon", Jim Corbett đã đề cập rằng những con báo trở thành những kẻ ăn thịt người vì trước đó chúng ăn xác thối từ những xác người chết được ném vào rừng trong những trận đại dịch bệnh. Một con báo, trong một khu vực mà thực phẩm tự nhiên của nó bị khan hiếm, tìm thấy những xác chết này và sớm được thưởng thức hương vị thịt người. Khi nạn dịch bệnh qua đi và mọi sự trở về bình thường, người ta không ném xác vào rừng nữa thì nguồn cung bị cắt đứt, nên nó phải chủ động đi săn người vì thèm thịt. Trong số hai kẻ ăn thịt người ở Kumaon đã giết 525 người, như con báo Panar xuất hiện sau sự kiện của một vụ dịch tả rất nghiêm trọng, trong khi con báo Rudraprayag nổi tiếng sau dịch cúm năm 1918 và đặc biệt nguy hiểm ở Ấn Độ. Corbett đã viết rằng kẻ ăn thịt người Rudraprayag đã từng đột nhập vào một một trang trại chứa 40 con , nhưng thay vì tấn công những con súc vật, nó đã giết chết và ăn thịt cậu bé 14 tuổi đang làm nhiệm vụ chăn dê.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Báo_hoa_mai_tấn_công http://baodatviet.vn/khoa-hoc/the-gioi-dong-vat/ba... http://cand.com.vn/Xa-hoi/Xua-duoi-bao-hoa-mai-ve-... http://m.cand.com.vn/Xa-hoi/Quang-Tri-Xac-dinh-khu... http://dantri.com.vn/xa-hoi/nguoi-dan-vung-cao-huy... http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/khoa-hoc/item/21... http://suckhoecuocsong.com.vn/the-gioi-dong-vat/Lo... http://danviet.vn/du-lich/can-phai-lam-gi-khi-gap-... http://m.danviet.vn/the-gioi/kinh-hoang-bao-dom-an... http://doisongvietnam.vn/600-nguoi-truy-lung-con-b... http://m.vietnamnet.vn/vn/the-gioi/bao-an-thit-ngu...